CA LÂM SÀNG:
Một bệnh nhân nam 45 tuổi nhập viện vì khó tiêu, được chẩn đoán STEMI. Bệnh nhân được chuyển ICU do tụt huyết áp. Bệnh nhân sau đó được đặt huyết áp động mạch xâm lấn và catheter động mạch phổi, lâm sàng diễn tiến nặng dần với rối loạn nhịp nhanh phức bộ QRS rộng và thiểu niệu. Chỉ số tim đo được lần đầu là 1,5 L/ph/m^2, bác sĩ điều trị lập tức thực hiện siêu âm tim tại giường…
Các mặt cắt đầu tiên được thực hiện:
Tình trạng hở van 2 lá nặng lên trong giai đoạn nhịp nhanh phức bộ QRS rộng. Mặc dù về mặt hình thái van 2 lá không hề thay đổi, nhưng tình trạng quá tải kèm với chức năng của các cấu trúc nâng đỡ van 2 lá bị ảnh hưởng do rối loạn nhịp, dẫn đến gia tăng tình trạng hở van.
Tình cờ rằng, quan sát kỹ van động mạch chủ ở hình ảnh đầu tiên gợi ý dấu hiệu bướu Lambl (Lambl’s excrescence)
Giảm vận động và độ dày của phần trước vách liên thất, trái ngược với thành dưới ngoài thất trái tương đối bảo tồn chức năng. “Dị vật” nhìn thấy bên trong thất phải là catheter động mạch phổi, đây là giả ảnh ring-down (một dạng của giả ảnh do dội âm).
Chức năng thành trước (trước vách, trước, và trước ngoài) giảm so với thành dưới. Mức độ rối loạn vận động vùng (giảm động, vô động) mang tính chủ quan của người siêu âm.
Tăng huy động co bóp vùng thành dưới, thay đổi ít ở vùng trước. Chức năng thất trái cải thiện từ mức độ nặng lên mức độ trung bình (3DEF 37% sau sử dụng adrenalin).
Có khả năng động mạch “thủ phạm” là động mạch liên thất trước (LAD). Đây là động mạch thường cung cấp máu cho toàn bộ vùng mỏm của tim.
Siêu âm tim được chỉ định khi tình trạng tụt áp nghi ngờ do nguyên nhân tim mạch, đặc biệt sau nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp này, rối loạn vận động vùng đã được tìm thấy như mong đợi. Tụt huyết áp sau nhồi máu cơ tim có thể do một số biến chứng như suy thất phải, thủng vách liên thất, đứt cơ nhú kèm hở van 2 lá cấp, chèn ép tim cấp. Những bất thường này đều có thể phát hiện bằng siêu âm tim.