Viêm cơ tim
Các khái niệm
Phân loại viêm cơ tim dựa vào thời gian khởi phát
- Viêm cơ tim cấp: <1 tháng từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc chẩn đoán.
- Viêm cơ tim tối cấp: Viêm cơ tim cấp cần được hỗ trợ bằng thuốc tăng co bóp và/hoặc dụng cụ cơ học. Thường phổ biến hơn đối với viêm cơ tim tế bào khổng lồ hoặc viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan. (31778001)
- Viêm cơ tim bán cấp: >1-3 tháng từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc chẩn đoán.
- Bệnh cơ tim viêm mạn: Triệu chứng kéo dài >1 tháng (chồng lấp với viêm cơ tim bán cấp). (34507935)
Viêm cơ tim cấp có biến chứng (complicated)
- Viêm cơ tim cấp có biến chứng khi thỏa một trong các tiêu chuẩn sau:
- [1] Phân suất tống máu thất trái <50%.
- [2] Rối loạn nhịp thất kéo dài.
- [3] Rối loạn huyết động (suy tim hoặc sốc tim).
- [4] Block nhĩ - thất cao độ.
Dịch tễ học
- Viêm cơ tim cấp là một bệnh lý không đồng nhất, với dịch tễ học khác nhau giữa các nguyên nhân khác nhau.
- Bệnh nhân thường tương đối trẻ (vd: <50 tuổi) (34507935). Viêm cơ tim có thể chiếm đến 7% nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ (38241774).
- Nam giới chiếm tỷ lệ ~70%, điều này được cho là phản ánh sự thúc đẩy quá trình viêm của testosterone (33176455).
Các nguyên nhân gây viêm cơ tim
Nhiễm trùng (~50%)
- Biểu hiện lâm sàng:
- Các tiền triệu có thể bao gồm triệu chứng giống cúm, triệu chứng đường hô hấp trên, và/hoặc triệu chứng đường tiêu hóa.
- Tác nhân:
- Virus là phổ biến nhất:
- Adenovirus.
- Enterovirus (bao gồm coxsackievirus).
- Parvovirus B19.
- Influenza.
- COVID-19.
- HCV (thường trong vòng 1-3 tuần sau khi mắc bệnh).
- HIV-1.
- Dengue virus.
- Zika virus.
- EBV, CMV (trong bối cảnh ức chế miễn dịch).
- Các loại nhiễm trùng khác cũng có thể gây viêm cơ tim, bao gồm:
- Hội chứng sốc nhiễm độc & bệnh cơ tim liên quan nhiễm khuẩn huyết.
- Mycoplasma pneumoniae.
- Chlamydia psittaci.
- Coxiella burnetti (sốt Q). (38241774)
- Chẩn đoán:
- Thăm dò nhiễm trùng dựa vào các manh mối dịch tễ và lâm sàng.
- Bởi vì nhiễm virus có thể không liên quan đến viêm cơ tim, đây vẫn là một chẩn đoán loại trừ.
- Điều trị:
- Nhắm vào nguyên nhân nhiễm khuẩn (nếu được).
- Điều trị viêm cơ tim nói chung là điều trị bổ trợ.
Viêm cơ tim do Lyme
- Biểu hiện lâm sàng:
- Block nhĩ - thất thường là biểu hiện nổi trội (block nhĩ - thất cao độ).
- Viêm cơ tim tối cấp hiếm khi xảy ra.
- Chẩn đoán:
- Tiếp xúc với ve.
- Viêm cơ tim có thể xảy ra ~1-2 tháng sau khi nhiễm trùng (37014337).
- Huyết thanh học dương tính, nhưng điều này không chứng minh được mối quan hệ nhân quả.
- Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị ve cắn, xem xét khả năng bị đồng mắc các bệnh lý do ve khác, cũng có thể gây viêm cơ tim (vd: babesiosis, ehrlichiosis).
- Điều trị:
- Ceftriaxone 2 gam mỗi ngày.
- Điều trị thay thế: doxycycline 100 mg 2 lần mỗi ngày.
- Điều trị bổ trợ (một số bệnh nhân có thể cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn).
Lupus (& các bệnh lý mô liên kết liên quan)
- Nguyên nhân gây viêm cơ tim bao gồm:
- Lupus.
- MCTD (bệnh mô liên kết hỗn hợp).
- Viêm khớp dạng thấp.
- Xơ cứng bì.
- Bệnh viêm ruột.
- Viêm da cơ. (33176455)
- Các manh mối chẩn đoán đối với viêm cơ tim lupus:
- ~90% là nữ giới.
- Xảy ra trung bình 2.5 năm sau khi chẩn đoán lupus.
- Điều trị viêm cơ tim lupus có thể bao gồm:
- Steroid liều xung (500-1000 mg/ngày methylprednisolone x 3 ngày, sau đó 0.5-1 mgkg/ngày).
- Liệu pháp bổ sung có thể bao gồm cyclophosphamide hoặc mycophenolate mofetil (500-1500 mg 2 lần). (37014337)
HLH (hội chứng thực bào máu)
- Thảo luận thêm về HLH tại đây.
Sarcoidosis (bệnh Sarcoid)
- Biểu hiện lâm sàng:
- Chỉ 3% số bệnh nhân bị Sarcoidosis có biểu hiện tim mạch xuất hiện suy tim cấp hoặc sốc. (37014337)
- Block nhĩ thất cao độ tương đối phổ biến.
- Rối loạn nhịp thất có thể xảy ra.
- Thảo luận thêm tại đây.
Viêm cơ tim tế bào khổng lồ (giant cell myocarditis)
- Dịch tễ học:
- Gây ra ~10% viêm cơ tim tối cấp (nhưng chỉ chiếm ~0,5% trong tổng số bệnh nhân bị viêm cơ tim).
- Tuổi khởi phát trung bình là ~50 tuổi. (33176455)
- Biểu hiện lâm sàng:
- Viêm cơ tim tế bào khổng lồ thường nặng và tiến triển, với các biểu hiện bao gồm:
- Sốc tim.
- Nhịp nhanh thất.
- Block nhĩ thất cấp 3.
- Có thể tiến triển nhanh, cần hỗ trợ cơ học. (37589159)
- Chẩn đoán:
- Nếu MRI tim (CMR) được thực hiện, hình ảnh tăng tương phản muộn (LGE) lan rộng có thể ảnh hưởng đến tất cả các lớp cơ tim. (37589159)
- Nhìn chung cần phải sinh thiết cơ tim. Vì tổn thương lan tỏa nên sinh thiết cơ tim có khả năng chẩn đoán cao (~85%) (37405349). Các dấu hiệu bệnh học có thể phần nào đó trùng lắp với sarcoidosis.
- Điều trị:
- Ức chế miễn dịch tích cực:
- Methyprednisolone liều xung (1,000 mg/ngày x 3 ngày), sau đó duy trì 1 mg/kg/ngày trong nhiều tháng với liều giảm dần sau đó.
- Thuốc ức chế calcineurin (vd: tacrolimus hoặc cyclosporine uống 2 lần mỗi ngày ban đầu, nhắm nồng độ đáy 150-250 ng/ml).
- Globulin ức chế thymocyte (ATG) hoặc alemtuzumab tĩnh mạch (kháng thể anti-CD52) (37014337).
- Có thể cần thuốc tăng co bóp và hỗ trợ cơ học.
- Có lẽ nên đặt ICD (ngay cả khi phân suất tống máu phục hồi). (33176455)
- Tiên lượng:
Viêm cơ tim cấp tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic acute myocarditis)
- Đặc điểm lâm sàng:
- Tổn thương van tim.
- Hình thành huyết khối buồng tim.
- Chẩn đoán:
- 80% có tăng bạch cầu ái toan ngoại vi. (37014337)
- Siêu âm tim và/hoặc MRI tim cho thấy tổn thương nội tâm mạc (37589159). Khác với hầu hết các dạng viêm cơ tim khác, viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan thường liên quan đến hình ảnh tăng tương phản muộn (LGE) dưới nội tâm mạc (33176455).
- Nguyên nhân:
- Do thuốc (bao gồm clozapine và hội chứng DRESS).
- EGPA (u hạt tăng bạch cầu ái toan với viêm đa mạch).
- Hội chứng tăng bạch cầu ái toan.
- Nhiễm ký sinh trùng (vd: Toxocara canis lây truyền qua thịt sống, trichinosis, toxaplasmosis). (33176455)
- Điều trị:
- Phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan.
Viêm cơ tim liên quan đến hóa chất hoặc các thuốc khác
- Quá mẫn liên quan đến thuốc: (thường xảy ra trong 8 tuần sau khi khởi trị thuốc. Các đặc điểm khác có thể bao gồm phát ban, sốt, và bất thường xét nghiệm chức năng gan) (Mayo 5e)
- Kháng sinh: Penicillin, ampicillin, cephalosporin, isoniazid, tetracycline, sulfonamide.
- Clozapine (~3% số bệnh nhân, thường xảy ra trong khoảng 2 tuần sau khởi trị). (37014337; 37589159)
- Colchicine.
- Lợi tiểu: Acetazolamide, furosemide, thiazide, spironolactone.
- Indomethacin.
- Lidocaine.
- Phenytoin, carbamazepine.
- Sulfonylurea.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
- Các thuốc gây độc tim trực tiếp:
- Steroid đồng hóa.
- Catecholamine (bao gồm amphetamine và cocaine).
- Interleukin 2.
- Lithium. (38536007)
- Liệu pháp ung thư:
- Anthracycline và mitoxantrone.
- Các thuốc alkyl hóa: cyclophosphamide, ifosfamide.
- Bevacizumab.
- Thuốc ức chế điểm.
- Tlofarabine.
- Docetaxel.
- Fluorouracil.
- Thuốc ức chế Proteasome: bortezomib, carfilzomib.
- Xạ trị.
- Trastuzumab.
- Thuốc ức chế Tyrosine kinase: dasatinib, lapatinib, imatinib, sunitinib
- Hội chứng DRESS.
- Dị nguyên: Độc tố uốn ván, vắc xin, bệnh huyết thanh.
- Ngộ độc kim loại nặng (đồng, sắt, chì, thạch tín).
Biểu hiện lâm sàng
Thường có tiền triệu của bệnh virus (~50%)
- Triệu chứng giống cúm.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Phát ban có thể xuất hiện.
Các triệu chứng của viêm cơ tim có thể bao gồm
- [1] Đau ngực (~90%).
- Cơn đau có thể giống với viêm màng ngoài tim ở những bệnh nhân bị viêm cơ tim - màng ngoài tim (có thể đặc trưng bởi cơn đau ngực kiểu màng phổi và theo tư thế).
- Cơn đau có thể bắt chước đau thắt ngực.
- Cơn đau có xu hướng liên quan đến sự thay đổi ST-T. (38763214)
- [2] Khó thở (~30%).
- Điều này phản ánh suy tim sung huyết.
- Sốc tim cũng có thể xảy ra.
- [3] Ngất (6%), hồi hộp, hoặc rối loạn nhịp. (33176455)
- Nhịp nhanh trên thất.
- Nhịp nhanh thất:
- Nhịp nhanh thất đa dạng xảy ra trong viêm cơ tim đang hoạt động.
- Nhịp nhanh thất đều, đơn dạng xảy ra trong viêm cơ tim mạn. (36260793)
- Nhịp chậm thường không phổ biến nhưng có thể xảy ra với bệnh Sarcoid hoặc bệnh lý tự miễn hệ thống. (38241774)
- Biểu hiện ngất liên quan đến nguy cơ cao tử vong hoặc ghép tim. (Mayo 5e)
- Sốt (~65%).
Điều trị
Chỉ định thuốc ức chế miễn dịch
- Viêm cơ tim liên quan đến bệnh lý tự miễn hệ thống.
- Viêm cơ tim tế bào khổng lồ.
- Bệnh Sarcoid tim.
- Viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan.
- Hội chứng viêm đa hệ thống do COVID-19.
- Viêm cơ tim liên quan đến thuốc ức chế điểm.
- Bệnh lý nặng (còn tranh cãi).
Phân suất tống máu thất trái giảm với huyết động ổn định
- Điều trị tương tự như những bệnh nhân bị HFrEF, ví dụ:
- ACEi hoặc ARB; ARNI.
- Thuốc chẹn beta.
- MRA.
- SGLT-2i.
Phân suất tống máu thất trái giảm với huyết động không ổn định
- Hỗ trợ thuốc tăng co bóp cơ tim.
- Hỗ trợ cơ học (vd: IABP, Impella, ECMO).
- Lý tưởng thì đây là cầu nối đến sự hồi phục.
- Nếu không hồi phục, đây có thể là cầu nối đến ghép tim hoặc đặt LVAD dài hạn.
Chống đông
- Thường được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị phình mỏm để giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối thất trái. (Griffin 2022)
Can thiệp điện sinh lý
- Bệnh Sarcoid và viêm cơ tim tế bào khổng lồ là những chẩn đoán có khả năng nhất đối với những bệnh nhân bị viêm cơ tim có rối loạn nhịp thất. (38763214)
- Đốt điện qua catheter có thể được áp dụng để kiểm soát rối loạn nhịp ở một số bệnh nhân (38536007). Tuy nhiên, rối loạn nhịp thường cải thiện cùng sự hồi phục của tình trạng viêm, vì vậy nên tránh các can thiệp xâm lấn (38763214).
- Đặt máy tạo nhịp hoặc ICD phụ thuộc vào nguyên nhân nền và tiên lượng dự đoán.
Những bệnh nhân có tổn thương màng ngoài tim (viêm cơ tim - màng ngoài tim)
- Nên sử dụng colchicine.
- NSAIDs không được khuyến cáo trong viêm cơ tim (do không hiệu quả và nguy cơ làm khởi phát đợt cấp viêm cơ tim ở mô hình động vật). (34507935)
Các thông số cần theo dõi trong quá trình điều trị
- Troponin:
- Giảm troponin sâu là một dấu hiệu tiên lượng tốt.
- Tăng kéo dài hoặc tái phát gợi ý quá trình viêm vẫn tiếp diễn (vì có thể xảy ra do một rối loạn viêm hệ thống hoặc do bệnh Sarcoid tim). (32497572)
- Các chất chỉ điểm viêm.
- Siêu âm tim nối tiếp:
- Đánh giá chức năng thất trái.
- Đánh giá sự tiến triển tràn dịch màng ngoài tim / chèn ép tim.
Tiên lượng
Tiên lượng của viêm cơ tim có biến chứng
- Viêm cơ tim có biến chứng mang 10% nguy cơ tử vong hoặc ghép tim sau 1 tháng. (38241774)
- Viêm cơ tim cấp không biến chứng có tiên lượng thuận lợi hơn. (32497572)
Các đặc điểm trên ECG cho thấy tiên lượng kém
- Kéo dài các khoảng điện tim:
- Block nhĩ thất cấp 2 hoặc cấp 3.
- QRS >120 ms.
- Khoảng QT kéo dài.
- Rối loạn nhịp thất.
- Bằng chứng của mất chức năng cơ tim:
- Điện thế thấp (có thể tương quan với phù cơ tim lan tỏa trong viêm cơ tim tối cấp). (Mayo 5e)
- Xuất hiện sóng Q.
Các dấu hiệu tiên lượng kém khác
- Nồng độ troponin tăng rất cao là một chỉ điểm của nguy cơ cao. (32497572)
- Rối loạn chức năng thất phải. (Mayo 5e)
Đánh giá suy tim EF giảm (HFrEF) mới phát hiện
Các nguyên nhân gây HFrEF
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ (~66%)
- MINOCA (nhồi máu cơ tim với động mạch vành không tắc nghẽn).
HFrEF thứ phát sau một bệnh lý tim mạch
- Tăng huyết áp.
- Bệnh cơ tim do nhịp nhanh.
- Rối loạn nhịp nhĩ.
- Rối loạn nhịp thất.
- Ngoại tâm thu thường xuyên (>10-15% nhịp).
- Bệnh van tim.
- Suy tim cung lượng cao:
- Dò động - tĩnh mạch.
- Dị dạng động tĩnh mạch.
HFrEF thứ phát sau một bối cảnh cụ thể
- Bệnh cơ tim Takotsubo.
- Bệnh cơ tim chu sinh.
- Bệnh cơ tim do nhiễm khuẩn huyết.
Nội tiết
- Bệnh lý tuyến giáp (nhược giáp hoặc cường giáp).
- U tủy thượng thận.
- Cường cận giáp.
- Bệnh to đầu cực.
Thần kinh
- Thất điều Friedreich.
- Loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss.
- Loạn dưỡng giật cơ (Myotonic dystrophy).
- U xơ thần kinh (Neurofibromatosis).
- Bệnh xơ cứng củ (Tuberous sclerosis).
Liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng
- Thiamine (bệnh beriberi ướt). (32497572)
- Pellagra (B3).
- Bệnh Scorbut (vitamin C).
- Bệnh Keshan (selen).
- Thiếu hụt carnitine.
- Kwashiorkor (protein).
Các bệnh lý dự trữ & thâm nhiễm
- Amyloidosis.
- Bệnh Gaucher.
- Bệnh ứ sắt.
- Bệnh dự trữ glycogen.
Vô căn (lên đến 50%)
- Bệnh cơ tiêm giãn có tính chất gia đình.
Liên quan đến thuốc hoặc độc chất
- Bệnh cơ tim liên quan đến rượu.
- Thuốc cường giao cảm (cocaine, methamphetamine).
- Thuốc / Hóa chất gây viêm cơ tim: ⚡️
- Bàn luận: Không rõ liệu tất cả các loại thuốc này có thực sự gây viêm cơ tim hay chỉ đơn thuần là bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ. Danh sách các loại thuốc gây độc tim trong các bài báo khác nhau về cơ bản trùng lặp nhau nên chúng được tổng hợp thành một phần bên trên.
Viêm cơ tim & bệnh cơ tim giãn liên quan đến quá trình viêm
- Đã thảo luận ở phần trên.
Đánh giá nguyên nhân (bao gồm cả viêm cơ tim)
Tiền sử
- Nhiễm trùng gần đây.
- Du lịch gần đây.
- Bệnh lý thấp.
- Hen phế quản.
- Sử dụng thuốc / hóa chất (rượu, thuốc cường giao cảm).
- Tiếp xúc với vắc xin.
- Tiếp xúc thịt sống (có thể gây viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan liên quan đến Toxocara canis).
- Tiền sử gia đình có viêm cơ tim, bệnh cơ tim, đột tử, hoặc bệnh tự miễn.
Các xét nghiệm cận lâm sàng để thăm dò HFrEF (hoặc viêm cơ tim)
- Các xét nghiệm cơ bản:
- Điện giải đồ (bao gồm cả Ca/Mg/Phos).
- Công thức máu (để đánh giá bạch cầu ái toan).
- Xét nghiệm chức năng gan.
- Tổng phân tích nước tiểu, bao gồm cả phân tích cặn (tăng nghi ngờ về lupus nếu có viêm thận).
- Troponin.
- Trong viêm cơ tim, rối loạn vận động vùng có thể lớn hơn một cách không cân xứng so với mức độ tăng Troponin.
- Nồng độ troponin cao hơn có thể tương quan với viêm cơ tim cấp tính hơn, tối cấp hơn.
- Nồng độ troponin thấp hơn có thể tương quan nghịch lý với tiên lượng xấu dài hạn (vì điều này hàm ý một quá trình âm ỉ mạn tính và ít khả năng hồi phục hơn). (Griffin 2022)
- Creatine kinase (tăng đáng kể có thể gợi ý một bệnh lý cơ tim toàn thể).
- Lactate (nếu lo ngại về sốc tiềm ẩn).
- Xét nghiệm nhiễm trùng:
- PCR mũi họng đối với virus (COVID, influenza, các virus đường hô hấp mắc phải tại cộng đồng).
- Sàng lọc HIV.
- Sàng lọc HCV ở quần thể nguy cơ cao. (38536007)
- Huyết thanh học Lyme.
- Xem xét đánh giá EBV và MCV (nếu tiền sử gợi ý hoặc suy giảm miễn dịch).
- Các chất chỉ điểm viêm:
- CRP tăng ở >80% số bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp. (34507935)
- Nồng độ ferritin.
- Kháng thể kháng nhân (ANA).
- TSH (đánh giá cơn bão giáp).
- Có thể xem xét thêm:
- Sàng lọc độc chất nước tiểu (đánh giá tiếp xúc thuốc cường giao cảm).
- Nếu nghi ngờ bệnh lý viêm mạch ANCA: ANCA, anti-MPO, anti-PR3.
- Metanephrine huyết tương và nước tiểu 24 giờ (nếu tiền sử gợi ý u tủy thượng thận, có thể gây viêm cơ tim do catecholamine). (34507935)
- Nồng độ thiamine.
- Điện di protein huyết thanh nếu nghi ngờ amyloidosis.
ECG
- Các dấu hiệu ECG của viêm cơ tim được thảo luận tại đây.
- Các dấu hiệu tiên lượng viêm cơ tim trên ECG được thảo luận ở trên.
Siêu âm tim
Tài liệu tham khảo
- 31778001 Buttà C, Zappia L, Laterra G, Roberto M. Diagnostic and prognostic role of electrocardiogram in acute myocarditis: A comprehensive review. Ann Noninvasive Electrocardiol. 2020 May;25(3):e12726. doi: 10.1111/anec.12726 [PubMed]
- 32497572 Ammirati E, Veronese G, Bottiroli M, Wang DW, Cipriani M, Garascia A, Pedrotti P, Adler ED, Frigerio M. Update on acute myocarditis. Trends Cardiovasc Med. 2021 Aug;31(6):370-379. doi: 10.1016/j.tcm.2020.05.008 [PubMed]
- 33176455 Ammirati E, Frigerio M, Adler ED, Basso C, Birnie DH, Brambatti M, Friedrich MG, Klingel K, Lehtonen J, Moslehi JJ, Pedrotti P, Rimoldi OE, Schultheiss HP, Tschöpe C, Cooper LT Jr, Camici PG. Management of Acute Myocarditis and Chronic Inflammatory Cardiomyopathy: An Expert Consensus Document. Circ Heart Fail. 2020 Nov;13(11):e007405. doi: 10.1161/CIRCHEARTFAILURE.120.007405 [PubMed]
- 34507935 Lampejo T, Durkin SM, Bhatt N, Guttmann O. Acute myocarditis: aetiology, diagnosis and management. Clin Med (Lond). 2021 Sep;21(5):e505-e510. doi: 10.7861/clinmed.2021-0121 [PubMed]
- 36260793 Basso C. Myocarditis. N Engl J Med. 2022 Oct 20;387(16):1488-1500. doi: 10.1056/NEJMra2114478 [PubMed]
- 37014337 Ammirati E, Moslehi JJ. Diagnosis and Treatment of Acute Myocarditis: A Review. JAMA. 2023 Apr 4;329(13):1098-1113. doi: 10.1001/jama.2023.3371 [PubMed]
- 37405349 Giordani AS, Baritussio A, Vicenzetto C, Peloso-Cattini MG, Pontara E, Bison E, Fraccaro C, Basso C, Iliceto S, Marcolongo R, Caforio ALP. Fulminant Myocarditis: When One Size Does Not Fit All – A Critical Review of the Literature. Eur Cardiol. 2023 Apr 20;18:e15. doi: 10.15420/ecr.2022.54 [PubMed]
- 37589159 Martens P, Cooper LT, Tang WHW. Diagnostic Approach for Suspected Acute Myocarditis: Considerations for Standardization and Broadening Clinical Spectrum. J Am Heart Assoc. 2023 Sep 5;12(17):e031454. doi: 10.1161/JAHA.123.031454 [PubMed]
- 38241774 Ediger DS, Brady WJ, Koyfman A, Long B. High risk and low prevalence diseases: Myocarditis. Am J Emerg Med. 2024 Apr;78:81-88. doi: 10.1016/j.ajem.2024.01.007 [PubMed]
- 38536007 Zafeiri M, Knott K, Lampejo T. Acute myocarditis: an overview of pathogenesis, diagnosis and management. Panminerva Med. 2024 Jun;66(2):174-187. doi: 10.23736/S0031-0808.24.05042-0 [PubMed]
- 38763214 Domínguez F, Uribarri A, Larrañaga-Moreira JM, Ruiz-Guerrero L, Pastor-Pueyo P, Gayán-Ordás J, Fernández-González B, Esteban-Fernández A, Barreiro M, López-Fernández S, Gutiérrez-Larraya Aguado F, Pascual-Figal D; Working Group on Myocarditis of the Spanish Society of Cardiology. Diagnosis and treatment of myocarditis and inflammatory cardiomyopathy. Consensus document of the SEC-Working Group on Myocarditis. Rev Esp Cardiol (Engl Ed). 2024 Aug;77(8):667-679. English, Spanish. doi: 10.1016/j.rec.2024.02.022 [PubMed]